Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Samsung: Thương hiệu đột phá của năm 2012


Thương hiệu Samsung

Với nền tảng tài chính vững mạnh cùng mô hình kinh doanh hợp lí, Samsung đột phá trở thành ông vua của thị trường smartphone thế giới trong năm 2012.

Hàn Quốc chỉ chiếm 0,7% dân số thế giới song đã nắm giữ 2 kỉ lục của thế giới trong năm 2012. Đầu tiên là “virus” Gangnam Style của nam ca sĩ Psy – ca khúc vừa trở thành clip được xem nhiều nhất trên YouTube. Psy có thể chỉ nổi tiếng nhất thời song thành công của Samsung không thể do may mắn. Samsung khởi đầu 1938 từ một tiệm bán tạp phẩm năm 1938 và hiện là một chaebol (tập đoàn kinh doanh lớn được điều hành bởi một gia đình) sản xuất đủ thứ từ may mặc tới thiết bị y tế và cả tàu thuyền. Tuy nhiên, tới năm 2012 Samsung mới nổi lên như người chơi hàng đầu trong điện toán di động và là đối thủ đích thực duy nhất của Apple.

Những con số biết nói

Vị thế của Samsung trên thị trường được thể hiện rõ trong bảng dưới đây. Quý III/2012, Samsung bán smartphone nhiều gấp đôi Apple, theo hãng nghiên cứu thị trường IDC.
5 hãng smartphone lớn nhất thế giới và thị phần quý III 2012 (đơn vị triệu máy). Nguồn IDC 
Cuối năm 2009, Samsung mới chỉ có 3,3% thị phần smartphone và Android chiếm 5,2% thị phần. Trước khi mẫu điện thoại Android đầu tiên phát hành tháng 9/2008, Samsung đã giới thiệu Instinct – một trong nhiều đối thủ của iPhone sử dụng nền tảng Bada của riêng mình.

Rõ ràng, Samsung là kẻ liều lĩnh trên thị trường smartphone và cũng không phải kẻ duy nhất. Thiết bị Android đầu tiên do HTC chế tạo năm 2008 giống như một ngôi sao đang lên trong khi Samsung mới bắt đầu đuổi theo. Thực tế, cho tới thời điểm này năm 2011, HTC vẫn tạo ra lợi nhuận khổng lồ và phát triển nhanh chóng. Vấn đề của HTC là công ty bị chặn đứng ở Trung Quốc, nơi Samsung giảm giá mạnh mẽ.

Không chỉ thống trị thị trường smartphone, Samsung còn hất cẳng Nokia sau 14 năm tại vị và trở thành nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới. Sự kết hợp kể trên khiến Samsung trở thành một công ty hiếm thấy vì chặn đầu cả chiếu trên, chiếu dưới thị trường.

Dồn lực tiếp thị

Bên cạnh quảng cáo chạy trong giải bóng rổ nhà nghề Mỹ Super Bowl, Samsung cũng phát hành đoạn clip chế giễu “fanboy” Apple xếp hàng chờ mua iPhone 5.
Tấn công Apple không phải chiến lược gì mới lạ. Microsoft từng áp dụng “chiêu” này để quảng bá laptop và máy nghe nhạc Zune MP3. Motorola cũng truy đuổi Apple bằng quảng cáo Super Bowl năm 2011. Tuy nhiên, nhà phân tích Tim Bajarin của hãng Creative Strategies lưu ý Motorola không có đủ ngân sách tài chính để thách thức Apple như Samsung đang làm. Dù vậy, không phải Samsung đang ném tiền qua cửa sổ: quảng cáo rõ ràng đánh trúng tâm lí với những người chán ngán với sự bá chủ của Apple và đám “fan cuồng” của “táo”.

Ngoài ra, một ví dụ tinh tế hơn về sự nhạy bén trong tiếp thị của Samsung là thương hiệu con Galaxy. Theo Bajarin, việc đặt tên Galaxy trên nhiều thiết bị là lời tuyên thệ của Samsung: “Chúng tôi sẽ cung cấp toàn bộ sản phẩm với chất lượng Galaxy S3”. Các đợt phát hành Galaxy hiện tại cũng thu hút được sự chú ý như cách người ta chào đón iPhone thế hệ mới.

Thiết kế mới mẻ

Giống như một cậu học sinh đột nhiên nhận ra mình có thể tung nắm đấm “nện” các anh bạn to xác cùng lớp, Samsung dường như đã giành được tự tin về việc thiết kế sản phẩm và sáng tạo như Apple. Ví dụ rõ nhất là Galaxy S3 – đối thủ đáng gờm của iPhone với nhiều yếu tố thú vị như máy ảnh trước theo dõi mắt nhìn và giữ màn hình sáng miễn là bạn nhìn vào nó, tính năng chia sẻ ảnh và bài thuyết trình theo nhóm với điện thoại Galaxy S3 khác hay tự động “tag” ảnh dựa vào nhận diện khuôn mặt. Ngoài những tính năng độc quyền, S3 cũng khoe được thiết kế vật lí với những đường cong tinh tế. Bên cạnh đó, chỉ có một nút bấm duy nhất ngay dưới màn hình – điểm nhiều nhà sản xuất Android tránh để không bị so sánh với Apple.

Trong khi S3 là “át chủ bài” của Samsung trong năm 2012, công ty Hàn Quốc cũng thử nghiệm máy ảnh Galaxy và Galaxy Note 2 – mẫu smartphone lai tablet màn hình lớn 5.6 inch. Rob Enderle – chuyên gia phân tích của tập đoàn The Enderle cho rằng những sản phẩm này chứng minh Samsung không còn bắt chước Apple.
Samsung là kẻ thông minh, họ không đứng chờ chết như những đối thủ khác.
Tương lai của Samsung

Thiết kế, sản xuất và tiếp thị có bước chuyển đổi giúp Samsung trở thành người chơi hùng mạnh trên thị trường. Enderle tin rằng Samsung là “công ty duy nhất khiến Apple lo lắng”. Hồi tháng 10/2012, Samsung từng chia sẻ muốn trở thành đối thủ thực thụ trên thị trường PC mà hãng mới gia nhập những năm 1990. Giành được thị phần quan trọng ở cả hai lĩnh vực và giải quyết được vấn đề dịch vụ nghèo nàn sẽ biến Samsung trở thành đối trong của Apple. Tuy nhiên, luôn có nguy cơ Samsung bị phân tán hoặc đánh mất tính kiên trì của mình. Ngay cả khi điều này xảy ra, Samsung vẫn chứng tỏ mình hoàn toàn đủ khả năng bám sát nút Apple – kì tích chưa có ai lập được trong hơn một thập kỉ qua.

Like Us On Facebook